TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG MA TÚY, CÔNG TÁC AN TOÀN GIAO THÔNG VÀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY, CỨU NẠN CỨU HỘ
Lượt xem: 255

TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG MA TÚY, CÔNG TÁC AN TOÀN GIAO THÔNG VÀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY, CỨU NẠN CỨU HỘ

Thực hiện Kế hoạch liên ngành số 42/KHLN ngày 21/3/2024 của Công an huyện Nghĩa Hưng và Phòng GD-ĐT huyện Nghĩa Hưng về tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng chống ma túy lồng ghép với công tác giáo dục an toàn giao thông và công tác phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ cho nhà trường và các em học sinh.

Sáng ngày 22/4/2024 Công an xã Nghĩa Hồng phối hợp với Trường THCS Nghĩa Hồng tổ chức tuyên truyền TTATGT , Công tác phòng cháy chữa cháy và tác hại của ma túy. Tại buổi tuyên truyền ngoài các nội dung tuyên truyền các văn bản quy định của pháp luật, các em học sinh còn được thực hành nội dung về tình huống chữa cháy. Kết thúc buổi tuyên truyền giáo viên, nhân viên và toàn thể các em học sinh rất phấn khởi vì được trang bị một số kiến thức thiết thực phục vụ cuộc sống

TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG MA TÚY, CÔNG TÁC AN TOÀN GIAO THÔNG VÀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY, CỨU NẠN CỨU HỘ

Thực hiện Kế hoạch liên ngành số 42/KHLN ngày 21/3/2024 của Công an huyện Nghĩa Hưng và Phòng GD-ĐT huyện Nghĩa Hưng về tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng chống ma túy lồng ghép với công tác giáo dục an toàn giao thông và công tác phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ cho nhà trường và các em học sinh.

Sáng ngày 22/4/2024 Công an xã Nghĩa Hồng phối hợp với Trường THCS Nghĩa Hồng tổ chức tuyên truyền TTATGT , Công tác phòng cháy chữa cháy và tác hại của ma túy. Tại buổi tuyên truyền ngoài các nội dung tuyên truyền các văn bản quy định của pháp luật, các em học sinh còn được thực hành nội dung về tình huống chữa cháy. Kết thúc buổi tuyên truyền giáo viên, nhân viên và toàn thể các em học sinh rất phấn khởi vì được trang bị một số kiến thức thiết thực phục vụ cuộc sống

anh tin bai

Tai nạn giao thông đang là vấn đề nóng bỏng được toàn xã hội quan tâm và đang trở thành hiểm hoạ đối với bất kỳ ai khi tham gia giao thông. Tổ chức y tế thế giới WHO nhận định: “TNGT đã trở thành một đại dịch của nhân loại” theo số liệu thống kê của tổ chức này, mỗi năm trên thế giới có khoảng 1,24 triệu người chết do TNGT. Tại tỉnh Nam Định tính từ ngày 15/12/2023 đến nay trên toàn tỉnh xảy ra 31 vụ TNGT đường bộ; 02 vụ TNGT đường sắt làm 16 người chết 20 người bị thương.

Thống kê của UBATGT Quốc gia thì độ tuổi gây TNGT từ 16-27 tuổi chiếm 40%, nạn nhân của TNGT là người trẻ tuổi, đặc biệt là ở độ tuổi thiếu niên, nhi đồng đang có dấu hiệu gia tang và diễn biến phức tạp. Chính vì vậy, Uỷ ban ATGT Quốc gia chọn chủ đề năm an toàn giao thông 2024 là “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hoá giao thông an toàn” đặt ra 03 mục tiêu: “Nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật và xây dựng văn hoá giao thông an toàn. Kiềm chế và kéo giảm tai nạn giao thông cả về số vụ, số người chết và số người bị thương. Khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông trên các trục giao thông chính và tại các đô thị lớn”.

anh tin bai

Tham gia giao thông là quyền và nhu cầu chính đáng của mỗi người theo quy định của pháp luật, giao thông góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển Kinh tế văn hoá xã hội, tuy nhiên TNGT lại có tác động xấu đến tương lai, số phận của mỗi cá nhân, gia đình và cả cộng đồng. Bên cạnh những thiệt hại khổng lồ về kinh tế, TNGT còn gây nên những tác động tâm lý trước mắt và để lại những di chứng hết sức nặng nề cho người bị nạn và người thân của họ, kéo theo nhiều hệ luỵ cho cả cộng đồng như: đói, nghèo, bệnh tật, kém phát triển…Một địa phương, một Quốc gia xảy ra TNGT quá nhiều sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của các gia đình và tạo ra gánh nặng cho xã hội.

anh tin bai

          Bên cạnh đó việc người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không đảm bảo chât lượng và cài quai không đúng quy cách cũng là nguyên nhân dẫn đến những hậu quả thiệt hại không đáng có cho người tham gia giao thông. Theo thống kê thì số vụ TNGT có liên quan đến xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện, xe máy điện chiếm 80%, mà trong các chấn thương liên quan đến các loại xe nói trên thì chân thương sọ não chiếm 70% và gây tỉ lệ tử vong cao, để lại di chứng hết sức nặng nề trong cả cuộc đời. Đây thực sự là con số kinh khủng và rùng rợn.

           + Đối với học sinh đi bộ đến trường: phải đi đúng phần đường quy định dành cho người đi bộ, phải đi trên vỉa hè, về đường hoặc sát mép đường bên phải, khi sang đường phải quan sát kĩ các phương tiện đang đi tới để chủ động nhường đường, chỉ qua đường khi đảm bảo an toàn, tốt nhất nên sang đường tại nơi có phần đường dành cho người đi bộ qua đường. Đối với việc đi ở đường làng, ngõ xóm các em cần đi ở lề đường bên phải, chọn phần đường khô ráo, không trơn trượt để đi.

          + Đối với học sinh đi xe đạp, xe đạp điện đến trường: phải tuân thủ theo đúng Luật Giao thông, đi đúng phần đường dành cho xe thô sơ, đi về phía bên phải của mình, không được đi xe dàn hàng ngang từ 3 xe trở lên, không được đánh võng, không đun đẩy, lôi kéo xe khác, không được buông cả hai tay khi đang điều khiển xe, không được chở theo 2 người lên trên xe, phải đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn và cài quai mũ đúng quy cách khi ngồi trên xe đạp điện.

          + Đối với học sinh được phụ huynh đưa đến trường bằng xe máy: phải thực hiện đúng Luật Giao thông quy định đối với người ngồi trên xe máy, khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn và cài quai mũ đúng quy cách.

          + Đối với những học sinh được đưa đón đến trường bằng xe ô tô khách hợp đồng cần chú ý: tuyệt đối không lên xuống xe khi xe chưa dừng hẳn, không lôi kéo, đùn đẩy, đùa nghịch khi lên xuống xe, không đu bám ở khu vực cửa xe khi xe đang chạy.

          + Thường xuyên góp ý người thân, bạn bè cùng chấp hành Luật Giao thông đường bộ, đường thuỷ nội địa.

 VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG MA TÚY

Tệ nạn ma túy là hiểm hoạ lớn cho toàn xã hội, gây tác hại cho sức khoẻ, làm suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia.

Nhà nước Việt Nam thực hiện các điều ước quốc tế về phòng, chống ma túy và các điều ước quốc tế khác có liên quan mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và các bên cùng có lợi; hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong hoạt động phòng, chống ma túy. Nhà nước có chính sách khuyến khích, bảo vệ cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống tệ nạn ma túy; tổ chức đấu tranh chống các tội phạm về ma túy và sử dụng đồng bộ các biện pháp kinh tế, pháp luật, văn hoá, xã hội, nghiệp vụ để tuyên truyền, vận động nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức cùng các ban ngành đoàn thể, kết hợp phòng, chống tệ nạn ma túy với phòng, chống các loại tội phạm, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội khác.

 VỀ CÔNG TÁC PCCC VÀ CỨU NẠN CỨU HỘ

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, dẫn đến tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều khu dân cư, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh nhanh chóng được hình thành và phát triển dẫn đến nguy cơ về cháy, nổ xảy ra cao. Mặc dù đã có nhiều biện pháp thông tin, tuyên truyền và sự nỗ lực của các cấp, các ngành để chỉ đạo thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ nhưng vẫn còn một số đơn vị, cá nhân còn chủ quan chưa thực sự chú trọng công tác PCCC, dẫn đến xảy ra các vụ cháy, nổ không được kiểm soát kịp thời gây hậu quả nghiêm trọng.

          Từ đầu năm 2023 đến nay, cả nước đã xảy ra 3.440 vụ cháy, gây thiệt hại: chết 146 người, bị thương 109 người, về tài sản trị giá 878 tỷ đồng và 236 ha rừng. Đáng chú ý một số vụ cháy trong khu dân cư gây thiệt hại nghiêm trọng về người
anh tin bai

          Có thể nói, trong bối cảnh đất nước không ngừng xây dựng và phát triển thì công tác PCCC càng chiếm giữ một vai trò quan trọng. Ít có loại tai nạn nào mà cùng lúc có thể gây thiệt hại lớn về tính mạng và tài sản như trong các vụ hỏa hoạn. Tại các đô thị, sự xuất hiện ngày càng nhiều các công trình nhà cao tầng, công trình ngầm, các trung tâm thương mại, bệnh viện, trường học, các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, các trạm xăng, dầu trong nội đô… nguy cơ cháy, nổ là rất lớn và hậu quả khôn lường. Trong khi đó nguyên nhân dẫn đến cháy, ban đầu chỉ bắt nguồn từ một đốm lửa nhỏ, một sự cố chập điện bình thường hoặc từ những bất cẩn của con người… không được phát hiện, xử lý kịp thời dẫn đến bùng phát thành đám cháy dữ dội.

          Việc đảm bảo các trang thiết bị, điều kiện nhân lực, vật lực về an toàn PCCC tại các công sở, cơ quan, đơn vị, khu dân cư một số nơi chỉ làm chiếu lệ, qua loa, mang tính đối phó. Không ít doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh nhiều khi chỉ chú trọng đến lợi nhuận mà quên đi biện pháp bảo vệ an toàn cho tính mạng người lao động và tài sản của mình.

anh tin bai

 

          Việc đảm bảo các trang thiết bị, điều kiện nhân lực, vật lực về an toàn PCCC tại các công sở, cơ quan, đơn vị, khu dân cư một số nơi chỉ làm chiếu lệ, qua loa, mang tính đối phó. Không ít doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh nhiều khi chỉ chú trọng đến lợi nhuận mà quên đi biện pháp bảo vệ an toàn cho tính mạng người lao động và tài sản của mình.

          Vì vậy, để đảm bảo an toàn PCCC là việc phải được làm thường xuyên, liên tục, đồng đều, rộng khắp ở các địa phương. Ở các đô thị lớn, đông dân cư thì cháy rất dễ trở thành thảm họa, việc phòng cháy vì thế cần phải trở thành một nguyên tắc sống, ăn sâu bám rễ vào ý thức của từng người dân.

          Ngày 04/10/1961, Bác Hồ đã ký Lệnh công bố Pháp lệnh quy định việc quản lý của Nhà nước đối với công tác PCCC. Đây là một trong những Pháp lệnh được ban hành sớm nhất của Nhà nước ta đã nói lên tầm quan trọng của công tác PCCC. Từ đó đã làm dấy lên các phong trào PCCC mà kết quả đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân và của xã hội.

Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tổ chức và cá nhân, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Quốc hội khóa X đã thông qua Luật phòng cháy và chữa cháy và có hiệu lực thi hành từ ngày 4/10/2001, trong đó quy định rất rõ phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam. Luật PCCC cũng đã quy định lấy ngày 04/10 hàng năm là “Ngày toàn dân phòng cháy, chữa cháy”.

          Năm 2013, sau 12 năm thực hiện Luật PCCC, để đáp ứng kịp thời với sự phát triển của xã hội, Quốc hội khóa XIII ban hành Luật số 40/2013/QH13 ngày 22 tháng 11 năm 2013 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy. Sau khi Luật có hiệu lực, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định thi hành một số điều của quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy.

anh tin bai

          Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Luật phòng cháy và chữa cháy mỗi người hãy tích cực tìm hiểu kiến thức, pháp luật về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, nắm vững những mối nguy hiểm về cháy, nổ tại nơi làm việc, nơi ở và các biện pháp phòng ngừa. Thường xuyên chú trọng việc quản lý và sử dụng an toàn nguồn lửa, nguồn nhiệt và các chất dễ cháy khác ở mọi lúc, mọi nơi, biết cách xử lý kịp thời khi có cháy xảy ra. Thường xuyên tự kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy, phát hiện và khắc phục ngay những sơ hở, thiếu sót về phòng cháy và chữa cháy tại cơ sở để hạn chế thấp nhất số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra, góp phần đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ cuộc sống bình yên và hạnh phúc cho mọi người.

anh tin bai

          Hy vọng rằng qua buổi tuyên truyền này các thầy giáo, cô giáo các em học sinh phối hợp có hiệu quả hơn nữa với Công an xã Nghĩa Hồng và các đơn vị chức năng thực hiện tốt những nhiệm vụ đảm bảo TTATGT trên địa bàn huyện, góp phần xây dựng trường THCS xã Nghĩa Hồng trở thành một điểm sáng trong thực hiện các mô hình do sở Giáo dục-Đào tạo tỉnh Nam Định phát động.

Tin mới






Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân xã Nghĩa Hồng - Nghĩa Hưng - Nam Định
Địa chỉ: Xóm Bắc Sơn - Xã Nghĩa Hồng- huyện Nghĩa Hưng - tỉnh Nam Định.
ubndnghiahong@gmail.com
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang