LỄ KỶ NIỆM 723 NĂM NGÀY MẤT CỦA VỊ ANH HÙNG DÂN TỘC: QUỐC CÔNG TIẾT CHẾ-HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG-TRẦN QUỐC TUẤN
Trình duyệt không hỗ trợ thẻ .
Trình duyệt không hỗ trợ thẻ .
LỄ
KỶ NIỆM 723 NĂM NGÀY MẤT CỦA VỊ ANH HÙNG DÂN TỘC: QUỐC CÔNG TIẾT CHẾ-HƯNG ĐẠO
ĐẠI VƯƠNG-TRẦN QUỐC TUẤN
Hàng năm, cứ đến tiết lập thu là câu ca
“tháng Tám giỗ Cha” lại vang lên trong tâm thức mỗi người con đất Việt
nói chung, người dân xã nghĩa Hồng nói riêng, như một lời nhắc nhở tìm về cội
nguồn, để hòa mình vào những nghi lễ trang nghiêm.Tưởng nhớ công lao đức
Thánh Trần triều Hưng đạo Đại vương và các bậc tiền nhân có công dựng nước và
giữ nước.
Được
phép của chính quyền địa phương xã Nghĩa Hồng, sự đồng thuận của Ban quan lý
DTLSVH Đình làng Giáo phòng, ngày 19 và ngày 20 tháng 8 Âm lịch 2023, BQLDTLSVH
Đình làng Giáo Phòng, long trọng tổ chức đêm Liên hoan Văn nghệ và lễ kỷ niệm
723 năm ngày mất của vị anh hùng dân tộc: Quốc Công Tiết Chế - Hưng Đạo Đại
Vương - Trần Quốc Tuấn, để tưởng nhớ nhớ công lao đức Thánh Trần triều Hưng đạo
Đại vương và các bậc tiền nhân có công dựng nước và giữ nước.
Trần Hưng Đạo
tên thật là Trần Quốc Tuấn ông là một nhà chính trị, nhà quân sự, tôn thất
hoàng gia Đại Việt thời Trần. Ông được biết đến trong lịch sử Việt Nam với việc
chỉ huy quân đội đánh tan ba cuộc xâm lược của quân Mông- Nguyên thế kỷ XIII.
Ông sinh ra tại
hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường( nay thuộc phường Lộc Vượng, TP Nam Định) vốn
xuất thân từ nghề chài lưới, mang trong mình dòng máu thượng võ của cha ông,
rất giỏi nghề sông nước và thạo thủy chiến. Từ thuở nhỏ ông đã có tướng mạo phi
thường, thông minh hơn người, được rèn đúc kỹ càng, ai cũng khen là bậc kỳ tài,
ngày sau ắt kinh bang tế thế. Lớn lên, Trần Quốc Tuấn, càng thông minh xuất
chúng, đọc rộng biết nhiều, văn võ song toàn.
Trong sự nghiệp
hiển hách của nhà Trần, Trần Quốc Tuấn có vai trò đặc biệt quan trọng. Ông là
người có đạo đức tiêu biểu của một vị chủ tướng, luôn nêu tấm gương sáng ngời
về lòng trung nghĩa, tinh thần biết dựa vào sức mạnh của dân trong cả nước,
biết gạt bỏ hiềm khích riêng tư, luôn lấy đại nghĩa làm trọng để đoàn kết tôn
thất, triều đình và tướng lĩnh, nêu cao tinh thần "quyết chiến" không
sợ kẻ thù hung bạo.
Trong thời kỳ trước
thì mọi tướng lĩnh của các triều đại nước Việt ta đều theo các bộ binh thư của
Trung Hoa. Những bộ binh pháp như Tôn - Ngô hay Lục Thao Tam Lược đều chứa đựng
nhiều cao kiến xuất sắc, nhưng chưa phù hợp với địa hình, khí hậu, và dân tộc
Việt trong các cuộc chiến tranh vệ quốc.
Tác phẩm
"Binh Thư Yếu Lược" của ông khai sinh ra một nền khoa học quân sự
thuần Việt, đậm nét nghệ thuật và khoa học cầm quân mang bản sắc dân tộc sâu
sắc.
Khi đề ra hình
mẫu của người làm Tướng, Trần Quốc Tuấn phát xuất từ tư tưởng nhân nghĩa. Lòng
trắc ẩn, tình yêu thương theo ông mới đúng là mục đích cao cả nhất của đời binh
nghiệp, dù là binh sĩ hay đại tướng đều phải thấu suốt cái chính nghĩa này.
Binh pháp của Hưng Đạo Vương chép rằng:
"Tướng mà che điều gian, giấu điều
họa, không nghĩ đến sự quân chúng oán ghét, tướng ấy chỉ huy mười người. Tướng
mà sớm dậy khuya nằm, lời lẽ kín đáo, tướng ấy chỉ huy được trăm người. Tướng
thắng mà biết lo, mạnh mà giỏi đánh đó là tướng chỉ huy được nghìn người. Tướng
mà ngoài mặt hăm hở, trong lòng ân cần, biết người khó nhọc, thương kẻ đói rét,
đó là tướng chỉ huy được vạn người. Tướng mà gần người, tiến người tài, ngày
thường cẩn thận, thành thực rộng rãi, giỏi việc dẹp loạn, đó là tướng chỉ huy
được mười vạn người.
Tướng mà dùng
nhân ái đối với kẻ dưới, lấy tín nghĩa để phục nước láng giềng, trên biết thiên
văn, dưới biết địa lý, giữa biết việc người, coi bốn biển như một nhà, đó là
tướng chỉ huy được cả thiên hạ không ai địch nổi".
Trong ba cuộc
kháng chiến chống quân Mông- Nguyên. Ông đã chọn đúng người đúng việc tin
tưởng và chuyển tải niềm tự tin đó đến với mọi người, dù đó là binh sĩ, dù đó
là tướng lĩnh, thậm chí đến thái thượng hoàng hay hoàng đế cũng được ông chuyển
tải niềm tự tin ấy mới có thể vững vàng trước thử thách của non sông.Ông đã
huấn luyện quân đội ngày càng tinh nhuệ, và chủ trương của Trần Hưng Đạo là một
chủ trương rất tiến bộ mà giá trị câu nói của ông lúc sinh thời vẫn còn bất
diệt với non sông, đó là “binh quý hồ tinh bất quý hồ đa”, nghĩa là “binh quý ở
chỗ tinh nhuệ chứ không phải ở số đông”. Chủ trương đó thật sự đúng đắn, đã
phát huy được tác dụng to lớn trong sự nghiệp bảo vệ độc lập thế kỷ XIII
Nghệ thuật quân
sự trong cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên là đỉnh cao của nghệ thuật
chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta trong thời đại phong kiến.
Người đề ra và vận dụng thiên tài chiến lược, chiến thuật chiến tranh nhân dân
đó không ai khác là Hưng Ðạo Ðại Vương Trần Quốc Tuấn. Lần đầu tiên trong lịch
sử đấu tranh vũ trang của dân tộc ta, đã xuất hiện hình thái thế trận của dân
chúng đánh giặc ở khắp các xóm làng, kết hợp chiến đấu của quân triều đình với
quân các lộ và dân binh, tiêu diệt địch trong những trận lớn, xây dựng một thế
trận rộng mà sâu, mạnh mà vững, luôn luôn chủ động, luôn luôn tiến công, tạo
nên sức mạnh to lớn, chiến thắng quân thù.
Trần Hưng Đạo đã
khai thác hết mọi tài năng của con người, kể cả những người ở tầng lớp gia nô.
Chính ông đã có lời nói về hành động của Yết Kiêu và Dã Tượng khi mà những
người này bộc lộ lòng trung thành lớn lao và đức hy sinh cao cả. Ông nói: “Chim
hồng chim hộc sở dĩ bay cao bay xa là nhờ vào 6 trụ xương cánh. Nếu không có 6
trụ xương cánh thì chim hồng chim hộc cũng chỉ là chim thường thôi”.
Sau khi đã biên
soạn binh pháp, thì trong huấn luyện quân đội, Trần Hưng Đạo đã tìm đủ mọi cách
để kích lệ tinh thần của quân sĩ, và tác phẩm nổi bật nhất của ông trong lĩnh
vực này chính là bài “Hịch Tướng Sĩ Văn”.
Năm 1300, Hưng
Đạo Vương trước lúc lâm chung vẫn còn dâng vua Trần Anh Tông kế sách giữ nước,
rằng: "Quân giặc cậy vào trường trận, quân ta cậy vào đoản binh, đem đoản
binh đánh lại trường trận là việc thường trong binh pháp. Nhưng cần phải xét:
Nếu thấy quân giặc tràn sang như gió như lửa, thì thế giặc có thể dễ dàng chống
cự được; nếu giặc dùng cách chiếm cứ dần, như tằm ăn dâu, không vơ vét của dân,
không mong đánh được ngay, thì ta phải dùng tướng giỏi, phải xem xét tình thế
biến chuyển như người đánh cờ tùy thời cơ mà ứng biến cho đúng, làm thế nào thu
hút được binh sĩ, như cha con một nhà mới có thể dùng để chiến thắng được. Phải
khoan thư sức dân để làm cái kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước
vậy".
Do công lao to
lớn của mình Trần Hưng Đạo được vua Trần phong là Quốc Công Tiết Chế Nhân Vũ
Hưng Đạo Đại Vương hay là Đức Thượng Từ. Vua Trần Anh Tông phong ông là Đức
Thượng Phụ Thượng Quốc Công Bình Bắc đại nguyên soái Quốc công Tiết chế Hưng
Đạo Đại Vương. Tên tuổi của Hưng Đạo Vương vang lừng không chỉ trong nước mà
còn lan ra toàn thế giới.
Với tài năng
chính trị và quân sự kiệt xuất, với tấm lòng tận trung với nước, Hưng Đạo Đại
Vương Trần Quốc Tuấn cùng với quân dân và triều đình nhà Trầnđã bảo vệ vững
chắc độc lập, đưa nước Đại Việt đạt đến đỉnh cao của nền thịnh trị thời phong
kiến và có uy tín lớn trong vùng. Công lao to lớn này đã đưa Trần Quốc Tuấn lên
hàng một thiên tài kiệt xuất, một anh hùng dân tộc vĩ đại.
Tháng 2 năm 1984
tại Hội đồng khoa học Hoàng gia Anh ông được bầu chọn trong danh sách 10 vị
tướng vĩ đại nhất của thế giới.
Năm 2013,
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam đã ghi tên ông trong danh sách
14 vị anh hùng tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam
Về dự lễ kỷ niệm, có các vị đại biểu đạo diện cho Đảng, Chính quyền địa phương, các Ban nghành đoàn thể và đông đảo nhân dân đã về dự buổi lễ
Ông Nguyễn văn vang, Trưởng ban văn hóa xã, phó ban QLDTLSVH ĐÌnh làng Giáo Phòng, thông qua nội dung của buổi lễ
Ông trần Văn Thiện, Phó chủ tịch UBND xã Nghĩa Hồng, Trưởng ban QLDT, đọc Diễn văn khai mạc Lễ kỷ niệm
Trình duyệt không hỗ trợ thẻ .
Trình duyệt không hỗ trợ thẻ .
Trình duyệt không hỗ trợ thẻ .
Trình duyệt không hỗ trợ thẻ .
Trình duyệt không hỗ trợ thẻ .
Trình duyệt không hỗ trợ thẻ .
Trình duyệt không hỗ trợ thẻ .
Trình duyệt không hỗ trợ thẻ .
Trình duyệt không hỗ trợ thẻ .