LỄ HỘI CHUYỀN THỐNG HÀNG NĂM CỦA QUÊ HƯƠNG XÃ NGHĨA HỒNG
LỄ KỶ NIỆM NGÀY MẤT CỦA
VỊ ANH HÙNG DÂN TỘC
“ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn”
Hàng năm cứ vào ngày 20/08/Âm lịch, người dân xã Nghĩa Hồng long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm để
tưởng nhớ tới ngày mất của vị anh hùng dân tộc “Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn”.
Hưng Đạo đại
vương Trần Quốc Tuấn tại hương Tức Mạc, phủ Thiên Trường (nay thuộc phường Lộc
Vượng, thành phố Nam Định). Ông là con thứ hai của An Sinh Vương Trần Liễu (anh
ruật của vua Trần Thái Tông). Do về sau được phong là Hưng Đạo Vương nên nhân
dân thường gọi ông là Trần Hưng Đạo.
Ngay từ khi
Trần Quốc Tuấn mới sinh ra, có người xem tướng đã nói rằng: “Người này tốt lắm về sau cứu nước, giúp đời
làm sáng sủa cho non sông”.Với tướng mạo khôi ngô, tư chất thông minh lại
được Thân phụ tìm người tài giỏi dạy giỗ. Vì thế, Trần Quốc Tuấn sớm nổi tiếng
học rộng, tài cao, hiểu nhiều,đặc biệt là binh thư, binh pháp, cưỡi ngựa, bắn
cung.
Hưng Đạo Đại
Vương Trần Quốc Tuấn sinh ra và lớn nên trong một bối cảnh lịch xã hội đương thời
đầy biến động. Đó là nước Đại Việt thời Trần ở thế kỷ XIII lien tiếp trong 30
năm ( 1258 – 1288) trải qua 3 cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông,
một đế quốc thiện chiến và tàn bạo nhất lúc bấy giờ.
Trong cuộc
kháng chiến chống quân Mông Cổ lần thứ nhất, Trần Quốc Tuấn mới khoảng 25 tuổi
nhưng đã được triều đình tin tưởng cử ra trấn giữ vùng biên ải phía Bắc và chỉ
huy đánh giặc ở mặt trận Hưng Hóa (Tuyên Quang). Dưới sự chỉ huy của Trần Thái
Tông, quân và dân Đại Việt đã tổ chức kháng chiến và dành thắng lợi trong thời
gian chưa đầy 02 tuần lễ (từ ngày 17/tháng 1đến ngày 29 tháng 1 năm 1228), hơn 3 vạn quân Mông Cổ thiện chiến đã phải
rút chạy về nước và phải gần 30 năm sau chúng mới tiếp tục thực hiện ý đồ xâm
lược Đại Việt.
Năm 1279,
quân Mông Cổ đánh bại nước Nam Tống, chiếm toàn bộ đất Trung Hoa, lập ra triều
Nguyên. Sau khi thành lập, chúng đã xúc tiến mở rộng vành đai xâm lược xuống
các nước phía Nam và một lần nữa Đại Việt lại là mục tiêu bành trướng của bọn
chúng.
Tháng
10-1282, khi quân Nguyên Mông chuẩn bị xâm lược lần thứ hai, các vua Trần đã tổ
chức Hội nghị quân sự Bình Than để bàn kế sách chống giặc, cùng chăm họ quyết
đánh xâm lược. Tháng 10-1283, Trần Quốc Tuấn được cử làm Quốc công Tiết chế, tổng
tư lệnh chi huy quân đội Đại Việt. Ngay sau đó, Trần Quốc Tuấn mở cuộc duyệt binh lớn ở Đông Bộ Đầu (10-1284 ) rồi
chia cánh quân chiếm giữ những nơi hiểm yếu, đồng thời viết Hịch tướng Sỹ kêu gọi quân dân cả nước đứng nên chống quân xâm lược. Từ tháng 1 đến
tháng 6 năm 1285, dưới sự chỉ huy tài tình của Quốc công tiết chế, quân đội nhà
Trần đã tiêu diệt gần 50 vạn quân Nguyên Mông, giải phóng hoàn toàn đất nước.
Đặc biệt là
cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông lần thứ ba (1287-1288), Trần
Quốc Tuấn đã tổ chức một cuộc chiến tranh nhân dân rộng lớn. Bằng trận quyết
chiến điểm chiến lược trên sông Bạch Đằng (09- 4 - 1288), đạt tới đỉnh cao của
nghệ thuật quân sự Việt Nam, quân dân nhà Trần đã đánh tan 30 vạn quân giặc, đập
tan ý đồ bành trướng của đế quốc quân Nguyên Mông xuống Đại Việt và khu vực Đông Nam Á.
Công lao to lớn
của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn Trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược
Nguyên Mông đã đưa ông lên hàng thiên tài quân sự, trở thành vị anh hùng dân tộc,
vị Thánh bất tử trong tâm thức nhân gian.
Là vị tướng
lĩnh tài hoa, hiểu rõ vai trò của nhân dân trong sự nghiệp giữ nước, Trần Quốc
Tuấn đã vạch ra đường lối kháng chiến dựa vào lòng yêu nước của toàn dân, vào ý
chí quật cường bất khuất của dân tộc để chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập
của Tổ quốc. Ông luôn nêu cao tinh thần đoàn kết. Chính Trần Quốc Tuấn, vị thống
soái của cuộc kháng chiến đã phát biểu: “ Vua
tôi cùng lòng, anh em hòa thuận, cả nước chiến đấu nên giặc phải bó tay”.
Trần Quốc Tuấn
quý trọng nhân tài. Ông còn là người nêu cao chính sách thân dân, chiêu hiền
đãi sĩ, vì nước mà tiến cử những người có tài mưu lược võ nghệ hơn người và có
lòng trung thành như: Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng, Nguyễn Khoái, Trương Hán
Siêu, Trần Thì Kiến, Ngô Sỹ Thường, Nguyễn Thế Trực…làm môn khách để cùng lo việc
nước. Ông đã dày công xây dựng được một đội quân hùng mạnh với phương châm: “quân cốt tinh nhuệ chứ không cần nhiều”.
Quốc Tuấn còn có tài thao lược, đã cho ra đời các tác phẩm nổi tiếng như: “Hịch tướng Sỹ”, “ Binh thư yếu lược” và “Vạn
kiếp tông bí truyền thư”. Đó là di sản quý báu về tư tưởng và nghệ thuật
quân sự của Trần Quốc Tuấn đã để lại cho đời sau.
Hưng Đạo vương trần Quốc Tuấn là
tinh hoa, khí phách của dân tộc ta thời Trần. Ông đã làm rạng rỡ quốc gia Đại
Việt thế kỷ XII. Tư tưởng và nghệ thuật quân sự, lòng yêu nước thương dân và
nhân cách cao đẹp của ông sống mãi trong ký ức của mỗi người dân Việt Nam.
Thiên hạ thái bình, Hưng Đạo đại
Vương Trần Quốc Tuấn đã xin vua Trần về ở phủ đệ của mình tại Vạn Kiếp (Chí
Linh, Hải Dương), không màng công danh, bổng lộc. Khi ông ốm nặng tại nhà
riêng, vua Trần Anh Tông đã tới thăm và hỏi kế sách giữ nước, ông đã dẫn từng
điều về kinh pháp và cuối cùng dặn lại: “ Vả
lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”.
Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn qua
đời ngày 20 tháng 8 năm Canh Tý (1300). Ông được vua Trần phong tặng “ Thái sư Thượng phụ, Thượng Quốc công, nhân
Vũ Hưng Đạo đại vương”.
Có thể nói trần Hưng Đạo mất đi để
sống mãi như một nhân vật lịch sử. “ Sinh vi tướng, tử vi thần”, nếu như khi sống,
ông là vị tướng tài giúp dân, giúp nước, khi mất ông âm phù triều đình đánh giặc,
thì đối với dân ông trở thành Thánh - một vị Thánh bất tử trong lòng dân Việt.
Sau khi Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn qua đời, nhân dân nhiều nơi trong cả
nước đã xậy dựng đền thờ để tri ân công đức của ông. Những di tích này mang ý
nghĩa lịch sử, vừa mang yếu tố tín ngưỡng. Bởi dân gian còn cho ông là một vị
thần phù hộ phụ nữ và trẻ em, có tài bắt ma, trừ tà, chữa bệnh cứu người.
Qua khảo sát nghiên cứu các nguồn
tư liệu lịch sử tại địa phương, sau khi công cuộc khai hoang lấn biển đã thành
công, cụ Trần Hoa Nho đã cùng nhân dân trong làng lập đình thờ tống Hậu, sau đó
dân làng tiếp tục rước chân nhang Đức Thánh Trần về thờ phụng từ đầu thế kỷ XX.
Ngoài việc tôn ông là Phúc thần, gửi gắm ước nguyện về một cuộc sống bình an,
mưa thuận gió hòa, việc thờ tự còn là một yếu tố khắc ghi cội nguồn, không quên
quê cha đất tổ của người dân nơi đây.
Hàng năm cứ vào ngày 20 tháng 8
Âm lịch, người dân xã Nghĩa Hồng và hội Phật tử xã Nghĩa Hồng lại long trọng tổ
chức lễ tưởng niệm ngày mất của vị anh hung dân tộc: Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc
Tuấn tại Di tích lịch sử văn hóa Đình Làng Giáo Phòng.
NỘI DUNG LỄ TƯỞNG NIỆM ĐƯỢC CHIA
LÀM HAI PHẦN:PHẦN LỄ VÀ PHẦN HỘI
Phần lễ: Đại diện cho các chức sắc Phật Giáo và hội phật tử rước kiệu
từ Di tích lịch sử văn hóa Đình làng Giáo Phòng vào Chùa Trúc Lâm Giáo phòng gồm
các kiệu: Đi đầu là kiệu….
Sau khi rước kiệu về Đình Di tích
lịch sử văn hóa Đình làng Giáo Phòng, đại diện Ban Quản lý Di tích tuyên bố lý
do, giới thiệu đại biểu, mời sư cụ trụ trì Chùa trúc Lâm giáo Phòng vào dâng
hương trước nhang án tiền, sau đó mời hai vị già làng nên nổi ba hồi Chiêng Chống
để thỉnh các Thánh, sau đó giới thiệu đại diện Ban quản lý Di tích nên đọc diễn
văn, ôn lại lịch sử Di tích Đình làng Giáo phòng và tiểu sử của Hưng Đạo Đại
vương Trần Quốc Tuấn. Kết thúc nội dung ôn lại lịch sử của Di tích lịch sử và tiểu
sử Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn là các đoàn đại biểu đại diện cho Đảng -
Chính quyền địa phương và các nghành, các tổ chức và các Dâu, các Giáp của hội
Phật tử vào dâng hương trong cung Thánh và hội Phật tử tổ chức các Ván Tế…Kết
thúc phần lễ, chuyển sang phần hội:
Phần hội: Tổ chức diễn kịch….Biểu diễn Văn
nghệ, các hoạt động như cờ người, đánh cờ tướng…
Lẽ tưởng niệm ngày mất của vị anh
hùng dân tộc Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn tại Di tích lịch sử văn hóa Đình
làng Giáo Phòng đã thực sự là món ăn tinh thần của người dân xã Nghĩa Hồng , là
một tín ngưỡng sâu sắc trong hội phật tử Chùa Trúc lâm Giáo Phòng và là một
chuyền thống tốt đẹp trong đạo lý con người Việt Nam../.